Tại thời điểm cuối tháng 9, tổng tài sản có của VietinBank đã vượt mốc 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 3,24% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng ở mức 899 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng nhẹ 3,95% so với đầu năm.
Nguyên nhân chính khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietcombank ở mức khá khiêm tốn là do ngân hàng không tăng được vốn trong nhiều năm qua.
Theo đó, để cải thiện hiệu quả sử dụng vốn, trong 9 tháng qua, VietinBank gia tăng mạnh đầu tư vào trái phiếu của ngân hàng khác.
Cụ thể, trong khoản mục chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, ngân hàng đã mua thêm gần 11.000 tỷ đồng chứng khoán nợ do các tổ chức tín dụng khác phát hành, tương đương tăng 45,64% so với đầu năm. (Xem tiếp)
Sau báo động, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 10 tháng năm 2019 vẫn hụt
Bộ Tài chính vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thanh toán vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) và vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) 10 tháng năm 2019.
Bộ Tài chính cho biết, tổng kế hoạch vốn đầu tư NSNN được Thủ tướng giao là 319,1 nghìn tỷ đồng, đạt 91,11% so với dự toán Quốc hội giao. Trong đó, vốn trong nước là gần 345.5 nghìn tỷ đồng, đạt 93,55%, bao gồm 35,7 nghìn tỷ đồng vốn TPCP, đạt 89,34%. (Xem tiếp)
Giá lương thực, thực phẩm kéo CPI tháng 10 tăng 0,59%
Số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, giá thịt lợn tăng do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi làm giảm nguồn cung thịt lợn; điều chỉnh tăng giá xăng, dầu theo giá thế giới; điều chỉnh tăng giá dịch vụ giáo dục nhằm tiệm cận với giá thị trường là những yếu tố chủ yếu làm chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2019 tăng 0,59% so với tháng trước, bình quân 10 tháng tăng 2,48% so với cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân 10 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây..
Trong mức tăng 0,59% của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2019 so với tháng trước có 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 1,04% (lương thực tăng 0,05%; thực phẩm tăng 1,57%. (Xem tiếp)
Tỷ giá trung tâm giảm phiên phiên thứ 2 liên tiếp
Sáng nay (29/10), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.149 VND/USD, giảm tiếp 3 đồng so với sáng qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.843 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.454 VND/USD.
Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay tiếp tục không có nhiều biến động. (Xem tiếp)
Giá vàng SJC giảm lần đầu trong 6 phiên
Khảo sát lúc 9h40 sáng nay (29/10), giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang ở ngưỡng 41,60 - 41,88 triệu đồng/lượng, giảm 120 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 100 nghìn đồng/lượng chiều bán ra so với giá khảo sát sáng qua.
Chênh lệch giá mua vào - bán ra được mở rộng lên 280 nghìn đồng/lượng.
Trong khi đó, tại Tập đoàn Doji, giá vàng Doji bán lẻ tại Hà Nội cũng giảm 170 nghìn đồng/lượng ở mỗi chiều, đang niêm yết ở mức 41,62 - 41,82 triệu đồng/lượng.
Đây là phiên giảm đầu tiên trong 6 phiên gần đây của kim loại quý. (Xem tiếp)
Bitcoin lại lao dốc
Bitcoin tiếp tục chứng tỏ sự biến động bất thường khi liên tục tăng, giảm nhanh chóng trong thời gian qua. Lúc 6h sáng nay 29/10, tiền ảo này được dịch trên sàn Bitstamp ở mức 9.230 USD, giảm 3,6%, tương ứng mỗi coin mất 320 USD. Theo dữ liệu từ CoinMarketCap trong 24 giờ qua, khối lượng Bitcoin giao dịch đạt mức khá cao 30,1 tỷ USD, vốn hóa thị trường ghi nhận mức 166,8 tỷ USD.
Theo sau Bitcoin, một số tiền ảo nhỏ hơn như Ethereum, Ripple, Litecoin, EOS... giảm từ 1% đến vài %. Cụ thể, Ethereum sáng nay giao dịch mức 182,6 USD, giảm 1,5%, vốn hóa đạt 19,7 tỷ USD. Ripple giảm xấp xỉ 1%, giao dịch mức 0,296 USD, vốn hóa ghi nhận 12,6 tỷ USD. Trong khi đó, Litecoin giảm sâu hơn 3,4% xuống mức 58,3 USD, khiến vốn hóa bị đẩy lùi về mức 3,6 tỷ USD. (Xem tiếp)