1. Thực đơn số 1: Ngũ cốc không tinh bột cùng chất xơ
Bắt đầu ngày mới với bữa sáng giàu chất xơ và ngũ cốc không tinh bột sẽ giúp bệnh nhân vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn bánh mì, ngũ cốc ít tinh bột, ngũ cốc không đường hoặc yến mạch - những nguồn cung cấp năng lượng chứa tinh bột tốt hấp thu chậm và chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Đồng thời, bạn cũng có thể kết hợp với các loại trái cây tươi giàu chất xơ và chỉ số đường thấp như táo, lê, hoặc lựu. Chất xơ giúp bệnh nhân tiểu đường đẩy lùi những tác động của chất carbohydrate. Ngoài ra, loại chất này cũng làm chậm quá trình tăng glucose ở trong máu.
Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các loại ngũ cốc không chứa tinh bột để giữ đường huyết ở mức ổn định
2. Thực đơn số 2: Protein và chất béo lành mạnh
Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn bữa sáng giàu protein và chất béo lành mạnh. Cá, trứng... là những loại thực phẩm giàu protein, giúp lượng đường trong máu giảm xuống sau bữa ăn. Bạn có thể tìm hiểu thêm về lợi ích, liều lượng ăn trứng phù hợp cho người tiểu đường trong bài viết bệnh tiểu đường có ăn được trứng không.
Trong bữa ăn, bạn có thể bổ sung thêm các loại hạt và hạt chia giàu chất béo Omega - 3 giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu tốt hơn và tăng cường sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, có thể kết hợp thêm rau xanh như cải xoăn, rau cải, hoặc các loại củ quả khác với liều lượng phù hợp để cung cấp thêm chất xơ và vitamin cho cơ thể.
3. Thực đơn số 3: Protein kết hợp rau xanh
Kết hợp protein và rau xanh trong bữa sáng giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất và kiểm soát lượng đường trong máu cho người bệnh. Để bổ sung protein, bạn có thể lựa chọn:
- Cá hồi: Một loại cá giàu omega-3 giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng phổ biến từ bệnh tiểu đường như bệnh tim, suy tim và đột quỵ
- Thịt gà: Protein trong thịt gà chứa rất ít carbohydrate và ít chất béo bão hòa
- Đậu tương: Hỗ trợ làm giảm lượng cholesterol và lượng đường trong máu để bổ sung protein, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường
Ngoài ra, kết hợp với rau xanh để tăng cường chất xơ và vitamin như:
- Rau bina: Rau bina chứa nhiều khoáng chất và omega-3, giúp tăng cường bài tiết insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Rau ngót: Inulin trong rau ngót làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.
- Cà rốt: Cà rốt sống có chỉ số đường huyết rất thấp là 16 và giàu vitamin A, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ và các dưỡng chất vitamin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường
4. Thực đơn số 4: Chế độ ăn tổng hợp
Sự kết hợp đa dạng từ protein như trứng gà, thịt gà không da, hoặc chả cá với nguồn carbohydrate từ ngũ cốc không tinh bột như yến mạch, cùng nguồn chất béo lành mạnh từ hạt và hạt chia sẽ tạo nên một bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng. Bổ sung thêm rau củ và trái cây tươi sẽ giúp bữa ăn thêm cân bằng và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
5. Thực đơn số 5: Chế độ ăn chay
Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể lựa chọn thực đơn chay để thay đổi khẩu vị. Bạn nên lựa chọn nguồn protein từ đậu, hạt để giảm nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường, kết hợp với nguồn carbohydrate từ các loại ngũ cốc ít tinh bột như yến mạch, hoặc bánh mì ngũ cốc không tinh bột.
Đồng thời, người bệnh có thể bổ sung thêm rau xanh như rau muống, rau bina,...Trong rau muống chứa một hoạt chất tự nhiên có tác dụng tương tự insulin, giúp hỗ trợ cũng như phòng ngừa các biến chứng tiểu đường type 2.
Bệnh nhân cũng có thể bổ sung thêm trái cây có chỉ số GI thấp như táo (GI là 38) hoặc đu đủ. Trong đu đủ chứa các enzyme có tác dụng bảo vệ bệnh nhân đái tháo đường chống lại các gốc tự do có hại.
Tìm hiểu thêm: Thực đơn ăn kiêng của người bị bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thực đơn chay mà vẫn đảm bảo được đầy đủ dưỡng chất cũng như kiểm soát bệnh tốt hơn
Lưu ý khi lựa chọn thực đơn bữa sáng cho người bệnh tiểu đường
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, bạn nên lưu ý những điểm sau đây khi lựa chọn thực đơn bữa sáng:
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng: Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn lựa chọn cũng như xây dựng thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
- Cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố dinh dưỡng: Chọn thực phẩm phù hợp với lượng calo, chất đường bột, chất xơ, protein, chất béo và các chất bổ sung khác để để đảm bảo dinh dưỡng và kiểm soát đường huyết tốt.
- Có thể bổ sung các loại nước: Vào buổi sáng, bệnh nhân tiểu đường có thể uống thêm các loại nước như trà quế bởi quế giúp giảm mức đường huyết và chống lại bệnh tiểu đường bằng cách bắt chước tác dụng của insulin và tăng sự di chuyển của đường từ máu vào tế bào; nước ép mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu sau 30 phút,...
- Tránh uống nước chanh mật ong vào buổi sáng: Loại nước này có thể gây trào ngược dạ dày thực quản và trào ngược axit, đồng thời, chỉ số đường huyết của mật ong cao, với GI là 58, không phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
- Tự theo dõi lượng đường trong máu: Người bệnh cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát bệnh hiệu quả.
- Bổ sung sữa Glucare Gold trong thực đơn: Glucare Gold là sản phẩm sữa dành riêng cho người tiểu đường với nhiều ưu điểm nổi bật như Công thức Hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm giúp cân bằng đường huyết, với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng; 56 dưỡng chất, Đạm thực vật, đạm Whey từ Mỹ giúp tăng cường sức khỏe,...Mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường nên uống từ 1 - 2 ly sữa mỗi ngày để kiểm soát bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường nên uống sữa Glucare Gold để điều hòa đường huyết
Trên đây là 5 gợi ý thực đơn bữa sáng dành cho bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng rằng bạn có thể lựa chọn được thực đơn phù hợp, góp phần giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả hơn cũng như nâng cao sức khỏe tổng thể.