Có tới dăm chục quán ốc lớn nhỏ làm nên tên gọi này. Chủ nhân các quán ốc chính là dân làng ven hồ. Đường đẹp, hồ mát, nhiều người đến hóng gió khiến nảy sinh tư duy kinh doanh ốc. Ít người biết ốc hồ Tây không ăn được vì gầy và nhỏ. Người Nhật Tân trước kia đi cào ốc hồ Tây về chỉ để ngâm bón gốc đào. Giờ đào ít, ốc hồ Tây dành cho dân tứ phương tới xúc về nuôi vịt. Còn ốc bán ở quán thì người ta mua ở các chợ xa. Định nghĩa “ốc hồ Tây” nên được hiểu đơn giản là ngồi hóng gió và khêu ốc bên hồ Tây!Nhưng chẳng vì thế mà niềm hứng khởi của những người kéo về hồ Tây ăn ốc giảm đi.
Dăm chục quán ốc, có nghĩa là mỗi chiều, mỗi tối, có vài trăm người đến đây tay khêu, tay nhón. Lượng ốc tiêu thụ chí ít cũng vài tạ. Ốc tất nhiên là chủ đạo, nhưng "ăn theo" là nghêu hấp, mực khô, cá khô chỉ vàng nướng, ngô - lạc luộc, nem chua rán...
“Lịch sử” phố ốc hồ Tây có lẽ phải ghi danh quán ốc mang tên “Bà Già”, khởi nghiệp đầu tiên năm 2002. Gọi là “Bà Già”, nhưng chủ quán mới độ 60, trông lại khá trẻ, miệng mồm đon đả, chân tay nhanh nhẹn. Đây là quán ốc đầu tiên được mở gần đình Võng Thị. Khi ấy, cùng với “Bà Già”, có một chị hàng xóm tên Hoa góp vốn làm chung. Chừng dăm tháng, chị này tách ra “ở riêng”, nhờ có vị trí đẹp, nhà rộng, đoạn vỉa hè chiếm được khá dài, nên dựng biển lớn đặt tên là quán Thanh Hoa. Quán này có khá nhiều món ốc, nhưng có lẽ mực khô, cá chỉ vàng nướng mới là... ngon nhất. Quán Thanh Hoa, ngoài hai vợ chồng và bà mẹ chủ quán, còn có người làm thuê. Tìm hiểu rộng ra, rất nhiều người trong khu phố này đều sống nhờ phố ốc, họ có một “sứ mệnh vinh quang” là phục vụ nhu cầu ăn ốc của cộng đồng!
Vì khởi nghiệp đầu tiên, nên phong vị, bản sắc cũng riêng, dân sành ốc hồ Tây ghi nhận chỉ hai quán “Bà Già” và “Thanh Hoa” nói trên có món sung dầm, khế dầm ăn kèm với ốc. Từ ngày nào đến giờ vẫn thế.
Thiết bị Spa Phùng Khôi: https://phungkhoi.com/
Truyền thống lâu năm nhất, nên quán “Bà Già” được dân mộ điệu tìm đến mỗi buổi chiều khi nắng đã tắt, đêm chưa xuống mà gió Tây hồ đã nổi lên hây hẩy! Ốc hấp, ốc luộc, ốc xào, đủ cả. Ốc mít giòn và ngọt. Ốc đá to, đầy và chắc. Nước chấm ốc pha theo một công thức đặc biệt: đường vàng hòa nước đun sôi, hớt hết váng bọt cho khỏi chát, để nguội. Tỏi bóc bằng tay, gừng ta thật nhỏ củ, cùng với ớt đỏ giã nhuyễn. Lá chanh, củ sả dùng đến đâu thái đến đó mới tươi và thơm. Quất thì thái lát, dù mùa nào cũng không được thiếu. Ngon thế nên có người ăn ốc xong cứ xì xụp húp nước chấm mà xuýt xoa.
Lạ miệng là cảm giác khi ăn ốc kèm với sung và khế trộn dấm. Trộn làm sao để vừa chua, vừa giòn mà lát sung, lát khế vẫn xanh nõn, trắng ngần, không thâm, chẳng nát. Hỏi, “Bà Già” bảo: “Chỉ cho cô, cô mở quán cạnh tranh tôi à”. Nói xong lại cười khì khì! Bà bảo, nếu tiếc công, hoặc quá tham tiền thì làm sao có được cái tên tuổi của quán ốc “Bà Già” hôm nay. Nếu ốc nào cũng mua, không chọn. Gia giảm thì cứ gừng tầu to tướng, với tỏi bóc sẵn, giã từ sớm, mắm pha hàng thùng múc dần, thì lấy đâu ra vị ngọt giòn của ốc, sự thơm ngon của mắm ốc Tây hồ...