Ươm kei cần tránh úng nước
Đây chính là nguyên tắc quan trọng nhất khi ươm kei thân thòng. Khi các bạn vô tình để nước ngấm vào vết cắt của đoạn thân sẽ gây ra thối nhũn. Chính vì thế mà rất nhiều người ươm kei với tỷ lệ thành công rất thấp do thối nhũn.
Chính vì thế, khi ươm kei các bạn nên nhớ: Sử dụng sao thật sắc nhọn, mỏng, sát trùng trước khi tiến hành cắt đoạn thân thành từng khúc nhỏ. Để khô vết cắt không cho vết cắt này tiếp xúc trực tiếp với nước trong vài tiếng đồng hồ cho khô hẳn. Sau đó bạn sử dụng keo liền sẹo hoặc bôi sơn móng tay để có thể làm liền vết cắt.
Đáp ứng được việc tránh nước ngấm vào thân ươm kei là bạn có thể nâng cao tỷ lệ thành công khi ươm giống rất cao rồi đó.
Giữ cho vết cắt được không ráo. Ảnh minh họa nguồn internet
Nhiệt độ đủ ấm: Nhiệt độ quyết định rất lớn đến sự phát triển của mầm cây và rễ cây. Nếu như ươm keiki trong thời tiết quá lạnh, bạn có thể không hề nhìn thấy một chút hi vọng nào. Khi thời tiết ấm lên, chẳng hạn như bước sang xuân thì tỷ lệ nảy kei cao hơn rất nhiều.
Chính bản thân tôi đã ươm kei vào mùa đông do nhận được quà nhưng tỷ lệ thành công không cao. Nhiệt độ không phù hợp khiến cho các mắt ngủ có thức dậy, rễ có ra nhưng ngọn mầm thì cứ chốn chẳng thấy đâu. Mùa xuân đến, các mắt ngủ mới bắt đầu thức, vậy là mất cả mùa đông tôi tốn công chăm sóc mà chẳng thu được kết quả cao.
Ươm kei không cần ánh sáng quá mạnh
Nhiều bạn hỏi tại sao ươm kei mà lại ra hoa? Người kích hoa thì lại ra kei, người kích kei lại ra hoa… quá khó chịu phải không nào. Thực ra ươm kei ra hoa hay ra hoa là do chế độ ánh sáng chứ không phải do độ ẩm như mọi người vẫn lầm tưởng.
Nếu bạn muốn ươm hoa, hãy để các khúc mắt ngủ của cây vào khu vực có ánh sáng yếu, hạn chế nắng mạnh. Ánh mặt trời giúp phân hóa mắt ngủ rất mạnh. Nếu bạn ươm kei đúng mùa ra hoa dưới điều kiện ánh sáng mạnh, khả năng cho hoa của mắt ngủ là rất lớn. Đồng thời ánh sáng mạnh sẽ khiến giá thể của bạn mau khô, không đảm bảo được độ ẩm thưởng xuyên để kei có thể nảy bình thường. Khi ra kei con rất non và yếu, dưới ánh sáng quá mạnh nó có thể bị đốt nóng và có khả năng bị cháy, teo là rất cao.
Để nơi có ánh sáng nhé, nắng nhẹ vào buổi sáng. Ảnh minh họa nguồn internet
Có nên sử dụng thuốc kích kei: Thuốc kích kei hiện nay rất phổ biến trên thị trường và rất đa dạng. Với kinh nghiệm kích kei của tôi, thực ra chúng ta không nhất thiết phải dùng thuốc mới có thể làm thức mắt ngủ. Vào mùa xuân, hè và thu, nhiệt độ ấm chúng ta có thể chọn cách ươm bình thường mà không cần đến sự xuất hiện của thuốc kích thích vẫn có thể cho tỷ lệ thành công lên tới 80%.
Nếu bạn kích kei vào mùa đông, điều này hoàn toàn không nên. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải kích, bạn nên sử dụng thuốc kích thích để nâng cao tỷ lệ nảy mầm. Thuốc kích kei bạn nên nhớ dùng thật ít hoặc không dùng atonic bởi nồng độ đậm đặc của anonic rất dễ khiến các kei nóng và xảy ra hiện tượng thối thân.
Tuy nhiên, nếu có sự can thiệp của thuốc, tỷ lệ nảy mầm cao sẽ khiến số lượng kei lớn làm cho ngọn bị còi cọc, chậm phát triển. Thậm chí, nếu chế độ chăm sóc không phù hợp rất dễ làm hỏng, làm teo mầm. Nhiều mầm mà không đủ dinh dưỡng, mầm èo ọt và sức đề kháng kém khiến cho mầm không thể chống chọi lại được mùa đông lạnh giá.
Một loại thuốc kích Kei. Ảnh minh họa nguồn internet
Chúng ta bắt buộc dùng thuốc kích trong trường hợp khúc thân quá già và khó có khả năng nảy mầm thôi. Cá nhân tôi vẫn không thích dùng thuốc kích lắm. Mọi thứ nên để thuận theo tự nhiên bởi dĩ nhiên cái gì có lợi cũng đi kèm cái hại.
Lưu ý rằng bạn kích kei nên hạn chế hoặc không nên dùng Atonik để kích rễ nhé, với liều lượng nhẹ thì có thể không sao nhưng nếu với hàm lượng lớn như trên bao bì sẽ rất dễ gây thối nhũn, làm hỏng các mắt ngủ của cây.