Thế nào là thoái hóa khớp gối?
Như chúng ta đã biết khớp gối là một trong những bộ phận quan trọng nhất, có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, vì vậy thoái hóa khớp gối là tình trạng rất dễ xảy ra.
Cụ thể, khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương chính, gồm xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Giữa các đầu xương này được phủ một lớp sụn trơn láng, tại đây còn tồn tại một lớp dịch bôi trơn nhằm giúp các khớp xương được cử động trơn tru và chống cọ xát khi di chuyển. Ngoài sụn, bao bọc xung quanh phần khớp gối là một hệ thống các dây chằng và bao khớp – sự kết hợp của các yếu tố này được coi như một lớp đệm tự nhiên có tác dụng chính là giữ cho khớp gối được ổn định và khỏe mạnh hơn.
Thoái hóa khớp gối là tình trạng xảy ra do lớp sụn khớp và xương dưới sụn bị bào mòn theo thời gian, chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại (ngồi xổm hay đứng nhiều, mang vác nặng, béo phì...). Bệnh phát triển một cách âm thầm, thường phải mất một vài năm để phát triển.
Hình ảnh minh họa thoái hóa khớp gối
Các triệu chứng thoái hóa khớp gối ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng nên rất khó để phát hiện sớm. Theo các chuyên gia xương khớp, tỉ lệ thoái hóa khớp ở đầu gối là cao nhất trong những trường hợp thoái hóa các khớp vị trí khác. Đặc biệt, phụ nữ có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn so với nam giới.
>>> Xem thêm: Tại sao người bị viêm khớp dạng thấp lâu ngày lại bị xuất hiện tình trạng thoái hóa khớp TẠI ĐÂY.
Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối
Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối khi mới xảy ra thường không rõ ràng nên rất khó để phát hiện sớm. Sau đây là hình ảnh minh họa dấu hiệu của bệnh qua mỗi giai đoạn:
Hình ảnh minh họa dấu hiệu thoái hóa khớp gối qua các giai đoạn
Giai đoạn 1
Ở giai đoạn khởi phát, thường không có sự hao mòn rõ ràng của lớp đệm tự nhiên giữa sụn khớp. Tình trạng loãng xương có thể phát triển ở đầu gối, gây ảnh hưởng nhẹ đến sụn khớp. Người mắc thường không cảm thấy đau nhức hoặc khó chịu, hình ảnh khớp trên X-quang cũng bình thường.
Giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể cảm nhận được những triệu chứng và bác sĩ cũng phát hiện ra một số dấu hiệu thoái hóa khớp. Hình ảnh X-quang có thể cho thấy sụn khớp bắt đầu nứt vỡ, hao mòn đi. Không gian giữa các xương vẫn xuất hiện bình thường nhưng khu vực các mô và xương gặp nhau sẽ bắt đầu cứng lại, khiến cho xương phát triển và dày hơn, một phần xương mỏng cũng có thể sẽ phát triển ở bên dưới sụn của khớp. Chất nhầy hoạt dịch vẫn còn, nó giúp giảm ma sát và hỗ trợ chuyển động của đầu gối.
Lúc này, người bệnh có thể bị cứng khớp hoặc đau nhức ở khớp. Khu vực xung quanh khớp gối có thể bắt đầu cảm thấy khó chịu và cứng sau khi ngồi trong một thời gian dài.
Giai đoạn 3
Khi bước sang giai đoạn này, những tổn thương của sụn khớp đã bắt đầu phát triển, khoảng cách giữa các xương bị thu hẹp, hình ảnh X-quang cho thấy sự hao mòn sụn khớp rõ ràng.
Người bệnh bắt đầu cảm thấy đau và khó chịu khi thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi bộ, co duỗi chân, chạy bộ, quỳ. Khi thoái hóa khớp phát triển, sụn khớp tiếp tục hao mòn và vỡ ra. Xương sẽ phản ứng bằng cách phát triển dày lên ra bên ngoài để tạo thành cục. Các mô ở khớp bị viêm và có thể tiết ra chất lỏng hoạt dịch, dẫn đến sưng. Tình trạng này được gọi là viêm bao hoạt dịch đầu gối.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất của thoái hóa khớp, các triệu chứng xuất hiện rất rõ ràng. Khoảng cách giữa các xương trong khớp tiếp tục bị thu hẹp dẫn đến lớp sụn hao mòn hoàn toàn hoặc chỉ còn lại một ít. Ở giai đoạn này, tình trạng cứng khớp xuất hiện nhiều hơn, viêm liên tục và chất nhầy xung quanh khớp cũng giảm dần. Ma sát trong khớp xảy ra nhiều gây đau nhức khó chịu, nhất là khi di chuyển. Nếu không được điều trị tốt, xương có thể bị biến dạng và đau nhức do hao mòn sụn không đối xứng.
>>> Xem thêm: Chữa thoái hóa khớp bằng rượu rắn có thực sự hiệu quả TẠI ĐÂY.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, nguyên nhân chính là do sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch. Bình thường, hệ miễn dịch có chức năng nhận diện những tế bào lạ, già, lỗi, vi khuẩn, virus và sinh ra các kháng thể để tấn công, phá hủy chúng. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn sẽ khiến cho hệ miễn dịch nhận diện nhầm sụn, xương, khớp và các mô trong cơ thể là các kháng nguyên lạ nên hình thành kháng thể tự sinh để chống lại kháng nguyên đó, gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối.
Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ thoái hóa khớp bao gồm:
- Tuổi tác: Theo thời gian, lớp sụn khớp dần thoái hóa, trở nên xù xì và bị bào mòn dẫn đến nứt, rách. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, mật độ khoáng giảm, đầu xương bị trơ ra, hình thành gai xương ở rìa. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, làm cản trở quá trình vận động.
- Chấn thương: Việc gặp phải chấn thương do chơi thể thao cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp gối ở bất kì độ tuổi nào, đặc biệt những người trẻ tuổi là đối tượng thường xuyên chơi các môn thể thao như: Đá bóng, chạy đường dài, tenis,... Những chấn thương thường gặp có thể bao gồm: Rách, vỡ sụn khớp; trật khớp chấn thương dây chằng.
Chấn thương khi chơi thể thao làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối
- Cân nặng: Khi cân nặng cơ thể càng lớn sẽ càng làm tăng áp lực lên các khớp, nhất là khớp gối.
- Di truyền: Những đột biến gen có thể khiến bạn tăng nguy cơ phát triển thoái hóa khớp đầu gối. Hoặc cũng có thể là do bất thường di truyền trong cấu trúc của xương bao quanh khớp gối.
- Giới tính: Phụ nữ ở độ tuổi 55 trở lên có nguy cơ bị thoái hóa khớp đầu gối cao hơn nam giới.
- Do bệnh lý khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp gối.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Tùy thuộc vào từng mức độ nặng nhẹ, giai đoạn bệnh mà người mắc sẽ được chỉ định cách chữa viêm khớp gối khác nhau:
Sử dụng thuốc
- Thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau thông thường có chứa thành phần paracetamol (acetaminophen) giúp giảm những cơn đau nhẹ và vừa. Tuy nhiên, nếu dùng kéo dài sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa, suy gan, suy thận. Thuốc giảm đau mạnh chứa thành phần codein, có tác dụng tương đối tốt với trường hợp đau nặng, nhưng cần hết sức thận trọng khi dùng bởi codein cũng gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày. Hơn nữa, 10% codein sau khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ trở thành morphin – một loại thuốc giảm đau liều cao có thể gây nghiện (nằm trong danh mục quản lý). Chính bởi vậy, nếu sử dụng quá liều có thể dẫn tới sự lệ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc khi liều dùng thông thường không mang lại cảm giác thoải mái mà phải tăng liều sử dụng, các biểu hiện thường gặp khi thiếu thuốc là bồn chồn, run, co giật cơ, toát mồ hôi, chảy nước mũi,…. nguy hiểm hơn, người sử dụng có thể bị suy hô hấp, hôn mê và thậm chí tử vong nếu không được phát hiện, cấp cứu và điều trị kịp thời.
- Thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid (NSAIDs): Trong trường hợp mới bắt đầu xuất hiện bệnh, các thuốc NSAIDs như: Aspirin, naproxen, ibuprofen, meloxicam,... có thể sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, tự ý tăng giảm liều lượng, không nên uống thuốc trong thời gian kéo dài để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày,...
Thuốc điều trị thoái hóa khớp gối
- Thuốc glucocorticoid: Tùy thuộc vào triệu chứng bệnh mà người mắc sẽ được chỉ định dùng thuốc ở dạng uống hoặc dạng tiêm. Tuy nhiên, các glucocorticoid thường gây tăng nguy cơ vữa xơ động mạch, loãng xương, suy tuyến thượng thận, teo cơ hoặc xảy ra biến chứng trên đường tiêu hoá,... nên cần hết sức thận trọng và cân nhắc trước khi sử dụng.
Phương pháp phẫu thuật
Với trường hợp bệnh ở giai đoạn toàn phát, khớp gối đã bị biến dạng nặng nề thì sẽ được chỉ định phẫu thuật để thay mới toàn bộ. Khớp gối nhân tạo được làm từ nhựa, gốm hoặc kim loại.
Mục tiêu điều trị thoái hóa khớp gối không chỉ là cải thiện triệu chứng đau nhức mà quan trong hơn cần phải bổ sung dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong, tăng cường sức đề kháng, tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch, giúp chống thoái hóa tại mô, sụn khớp.
Nếu lạm dụng thường xuyên thuốc tây y trị thoái hóa khớp gối sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, tăng liều và kèm theo đó là những tác dụng phụ rất khó lường, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan quan trọng khác của cơ thể như gan, thận, tim và dạ dày. Trong khi đó, sụn khớp và xương dưới sụn trong giai đoạn chịu tổn thương không kịp phục hồi sẽ càng đẩy tốc độ thoái hóa lên đến cực điểm. Đến lúc này thì người mắc chẳng những đau đớn dữ dội mà còn làm tăng chi phí và kéo dài thời gian điều trị. Phẫu thuật thay khớp tuy tránh được nguy cơ biến dạng, tàn phế nhưng thật khó đảm bảo cơ thể bệnh nhân có thích nghi được với phần khớp nhân tạo hay không. Đứng trước thực trạng đó, các chuyên gia đánh giá cao việc sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, giúp bổ khuyết những hạn chế của các phương pháp điều trị hiện đại, đáp ứng toàn diện mục tiêu trong điều trị thoái hóa khớp.
>>> Xem thêm: Bị đau khớp gối có nên đi bộ không TẠI ĐÂY.
Giải pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối từ sản phẩm thảo dược
Đi đầu cho dòng sản phẩm thảo dược hiện nay trên thị trường là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoàng Thấp Linh. Từ khi ra đời, sản phẩm đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao và đông đảo người dùng tin tưởng, bởi thành phần trong Hoàng Thấp Linh đã tác động toàn diện vào cả gốc và ngọn, có nghĩa là nguyên nhân và triệu chứng bệnh. Trong đó, các thành phần như hy thiêm, sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, có tác dụng chống tự miễn, từ đó tác động vào nguyên nhân gây bệnh; các thành phần như hy thiêm, nhũ hương, methylsulfonylmethane, pregnenolone, bạch thược, nhũ hương, L-Carnitine, boron, magnesi giúp giảm đau, chống viêm, giảm sưng, cung cấp dinh dưỡng cho xương khớp nói riêng và cơ thể nói chung, từ đó cải thiện triệu chứng sưng, đau, cứng khớp,… khi mắc thoái hóa khớp gối hiệu quả. Cụ thể tác dụng của các thành phần trong sản phẩm như sau:
1. Giúp điều hòa miễn dịch, chống tự miễn, tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh thoái hóa khớp gối
- Hy thiêm: Theo đông y, hy thiêm có tác dụng trừ phong thấp, lợi gân cốt, chữa tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối. Y học hiện đại chỉ ra rằng, hy thiêm có khả năng kháng viêm, điều hòa miễn dịch rất tốt. Vì thế, thảo dược này không chỉ giúp giảm sưng đau mà còn tác động vào nguyên nhân sâu xa gây nên thoái hóa khớp gối.
- Sói rừng: Sói rừng giúp hoạt huyết, giảm đau, khu phong trừ thấp, tiêu viêm, giải độc, chống đau lưng, thấp khớp. Đây là vị thuốc quý có đặc tính chống tự miễn, giúp điều hòa miễn dịch hiệu quả. Vì thế, khi kết hợp cùng hy thiêm sẽ giúp cho sức đề kháng càng thêm khỏe mạnh hơn, chống được sự xâm nhập của các tác nhân gây rối loạn miễn dịch – nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp gối.
2. Giúp giảm đau, chống viêm, giảm sưng, cung cấp dinh dưỡng cho xương khớp, do đó cải thiện triệu chứng sưng, đau, cứng khớp,… khi mắc thoái hóa khớp gối hiệu quả
- Hy thiêm: Ngoài tác dụng chống tự miễn được nêu trên, hy thiêm còn được biết đến là loại thảo dược giúp chống viêm, giảm đau rất mạnh, do đó cải thiện các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
- Nhũ hương: Vị hơi đắng, cay, giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả. Ngoài ra, sự có mặt của nhũ hương giống như một “chất dẫn” có tác dụng lưu thông khí huyết để giúp cho các vị dược liệu khác đi vào cơ thể và phát huy hiệu quả điều trị.
- Bạch thược: Vị đắng chua, hơi chát, có nhiều hoạt chất tốt cho xương khớp nói chung và cơ thể nói riêng. Trong đó, glucozit trong có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, do đó có tác dụng an thần, giảm đau xương khớp hiệu quả.
- Ngoài những thành phần thảo dược kể trên, Hoàng Thấp Linh còn là sự kết hợp của nhiều hoạt chất, tiền hormone và axit amin để tăng thêm hiệu quả điều trị, giảm triệu chứng sưng đau, cung cấp dinh dưỡng cho xương khớp như methylsulfonylmethane (MSM), pregnenolone, L-carnitine, magnesi, boron. Trong đó, methylsulfonylmethane là một hợp chất lưu huỳnh hữu cơ giúp giảm viêm trong các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, methylsulfonylmethane là thành phần quan trọng trong các mô liên kết, giúp nuôi dưỡng, hồi phục sụn, tạo lớp đệm cho khớp. Pregnenolone là một tiền hormone chiết xuất từ thiên nhiên. Pregnenolone giúp ngăn chặn viêm, sưng khớp từ những năm 1940. L-carnitine có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa xương và cải thiện thuộc tính cấu trúc vi mô của xương. Đồng thời, L-carnitine còn có khả năng xoa dịu những căng thẳng, giảm mệt mỏi, tăng cường sinh lực cho cơ thể, giúp người mắc luôn cảm thấy khỏe mạnh hơn. Magnesi có tác dụng giúp điều hoà các hoạt động thần kinh và hệ cơ. Hơn nữa, sự có mặt của nguyên tố vi lượng này rất cần thiết cho sự hấp thu calci, phospho, natri, kali và một số vitamin nhóm B trong cơ thể, giúp cho hệ xương luôn chắc khỏe, chống mệt mỏi, suy nhược và ngăn chặn thoái hóa khớp gối. Boron có tác dụng gia tăng hấp thu canxi hiệu quả vào các sụn và xương. Vì thế, đây là một lựa chọn thích hợp cho người mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Đặc biệt, khi tuổi tác ngày càng tăng, các xương có thể trở nên yếu và xốp, boron có thể ngăn chặn sự suy giảm này bằng cách đảm bảo mức độ canxi được tối đa và giúp sử dụng canxi hiệu quả.
Hoàng Thấp Linh – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người bị thoái hóa khớp
Vì vậy, Hoàng Thấp Linh là giải pháp toàn diện giúp chống viêm, bớt đau, giảm tái phát các cơn đau, hạn chế biến chứng, khắc phục tình trạng thoái hóa khớp gối, ngăn chặn bệnh tái phát mà lại rất an toàn với cơ thể, mọi người không phải lo lắng về tác dụng phụ giống như khi dùng các loại thuốc tây y.
Để được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp, bạn hãy gọi về tổng đài tư vấn (miễn cước) 18006304 hoặc zalo/viber 0917214851 – 0975284017.
Website: https://benhviemkhop.vn/
Tuệ An
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Xem thêm Tại đây:
Nguồn Theo Văn hiến