Tại sao không thể thuần hóa mọi động vật?

19/12/2020 10:08

Cách đây khoảng 11.000 năm, con người bắt đầu tính đến việc đưa một số động vật về chung sống với họ. Chúng ta dần dần biến đổi các đặc điểm nguyên thủy của chúng cho phù hợp với nhu cầu của chúng ta về thức ăn, sức lao động và tình bạn bè.

Sau hàng thiên niên kỷ, con người đã thuần hóa được số lượng lớn loài vật, đáng kể nhất là trâu, bò, dê, cừu, gà, ngựa, lợn, chó và mèo. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tại sao các động vật khác như hổ, báo, sư tử hay tê giác không thể trở thành vật nuôi cho con người?

Ảnh minh họa nguồn internet

Thứ nhất, chúng phải là những động vật ăn tạp. Điều này giúp chúng có thể kiếm đủ thức ăn ở trong cũng như quanh nơi cư trú của con người để duy trì sự sống. Các động vật ăn cỏ như trâu bò và cừu đáp ứng được tiêu chuẩn này vì chúng có khả năng nhấm nháp cỏ và những ngũ cốc dư thừa của chúng ta. Các động vật ăn thịt như chó và mèo cũng thỏa mãn điều kiện này vì chúng sẵn sàng ngốn sạch cả chất thải, đồ vứt bỏ của con người cũng như sâu bọ đeo bám chúng.Theo cuốn "Guns, Germs and Steel" được ca ngợi của nhà địa lý kiêm sinh lý học tiến hóa Jared Diamond, động vật cần hội đủ 6 tiêu chuẩn sau đây mới có thể thuần hóa được:

Thứ hai, chỉ những động vật đạt tới mức trưởng thành nhanh chóng, tương xứng với vòng đời của con người mới được xem xét thuần hóa. Con người không thể lãng phí quá nhiều thời gian để chăm sóc và nuôi dưỡng một động vật cho tới khi nó phát triển đủ lớn để cung cấp sức lao động hoặc trở thành thực phẩm cho chúng ta. Vì không thỏa mãn tiêu chuẩn này nên voi đã không trở thành loài được thuần dưỡng rộng rãi. Lí do là, đối với con người, voi có thể dạy bảo được và lao động tốt nhưng phải mất tới 15 năm, chúng mới đạt tới kích cỡ trưởng thành.

Thứ ba, các động vật phải sẵn sàng sinh sản trong trong điều kiện nuôi nhốt. Đây là lí do tại sao trong danh sách “xét duyệt” thuần hóa của con người không có tên những động vật đòi hỏi không gian thoáng rộng, không đóng kín để sinh sản như linh dương. Và mặc dù những người Ai Cập cổ đại từng nuôi nhốt báo cheetah như thú cưng nhưng loài mèo khổng lồ này không thể sinh sản nếu thiếu các nghi thức giao phối cầu kỳ, kể cả việc chạy sóng đôi với nhau một quãng dài. Do đó, con người không có ý định thuần hóa rộng rãi báo cheetah.

Ảnh minh họa nguồn internet

Thứ tư, các động vật phải có bản chất “dễ bảo”. Ví dụ như, trâu bò và cừu nhìn chung khá dễ tính nên trở thành gia súc của con người. Trong khi đó, bò mộng châu Phi và bò rừng châu Mỹ lại hung dữ và vô cùng nguy hiểm đối với con người nên chúng không thuộc nhóm được thuần hóa. Tương tự, ngựa vằn, dù có họ hàng gần gũi với ngựa nhà, nhưng do bản tính hiếu chiến hơn nên hiếm khi trở thành vật nuôi nhốt. Một điều cần lưu ý ở đây là: tiêu chuẩn thứ tư này còn gây tranh cãi vì một số nhà sinh vật học tiến hóa không coi tính dễ sai khiến là một tiêu chuẩn chọn động vật thuần hóa. Họ lý giải rằng, không ít vật nuôi trong nhà từng xuất thân từ các loài hung dữ như chó nhà trước khi bị tách khỏi chó sói.

Thứ năm, các động vật thuần hóa không có xu hướng hoảng hốt và bỏ chạy khi bị giật mình. Tiêu chuẩn này đã loại bỏ hầu hết các loài hươu, nai và linh dương gazen do chúng “yếu bóng vía” và sẵn sàng nhảy qua các tường rào cao để tẩu thoát khi có động. Loài cừu, mặc dù cũng chẳng dũng cảm gì hơn hươu nai, nhưng lại có bản năng bầy đàn, khiến chúng luôn “túm 5, tụm 3” lại với nhau khi hoảng sợ. Đặc điểm này khiến con người dễ dàng chăn giữ cừu theo bầy đàn.

Cuối cùng, ngoại trừ mèo, mọi động vật thuần hóa phải tuân thủ một tôn ti, trật tự xã hội do “kẻ mạnh” làm chủ. Điều này cho phép con người dễ dàng thay đổi các động vật, khiến chúng thừa nhận chúng ta – những người chăm lo cho chúng là thủ lĩnh của cả nhóm.

----

Cảm ơn bạn đã tìm hiểu những thông tin tham khảo về: Tin tức hoạt động nội bộ của Công ty Cổ phần Truyền thông Đời sống và Phát triển và thông tin về sản phẩm dịch vụ do Công ty phối hợp với đối tác, khách hàng giới thiệu trên Website http://thuonghieuvacuocsong.vn/ theo ĐKKD 0108933403 của Sở KH & ĐT Hà Nôi và Quy định tại Khoản 3, Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ - CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ.

Nguyên Phước
Theo https://doanhnghiepvn.vn/cong-nghe/tai-sao-khong-the-thuan-hoa-moi-dong-vat/20201219082221456f