Trước khi trở thành "vua gạo tím", ông Phạm Văn Nhựt từng được biết đến là "cha đẻ" của nhiều giống lúa mới với nhiều ưu điểm như kháng sâu bệnh, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương. Trong đó có thành công từ nghiên cứu phục tráng giống lúa OC10 bản địa vốn đã thoái hóa vào năm 1995. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia cộng với kinh nghiệm trồng lúa, sau 2 năm dự án thành công.
Từ 3 công đất ban đầu, ông mở rộng quy mô lên 3 hecta, sau đó bán giống thuần chủng cho bà con nông dân ở địa phương.Cũng từ đó, tên tuổi của ông được nhiều người biết đến hơn.
Ông Nhựt cho biết, 5 năm trước, một người quen đem tặng ông một ít lúa giống, gạo có màu tím, xuất xứ Nhật Bản. Sau hai năm trồng thử, khi đã thành công, cho năng suất 4 tấn mỗi ha, ông Nhựt chịu thua lỗ khi lúa nằm kho, không bán được vì nông dân thấy màu gạo lạ.
Ông Phạm Văn Nhựt - Xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Nói chung là mới đầu thì rất là khó, nếu người nào chấp nhận thì người ta mới chịu làm có người không chịu làm, người ta nói lúa it quá nhưng mà thật ra người nông dân không hiểu..... tức là cái lợi nhuận.
Để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và người trồng, sau 1 năm canh tác, ông chuyển hẳn sang trồng lúa sạch. Ông cho biết, loại lúa tím mỗi năm làm được ba vụ, mỗi vụ ba tháng, được trồng theo phương pháp hữu cơ. Với mỗi công đất, ông sạ khoảng 8kg lúa, tỉ lệ sạ thưa giúp hạn chế sâu bệnh và nâng cao chất lượng.
Ông Phạm Văn Nhựt - Xã Phong Mỹ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Ví dụ người ta lời 300 tới 500 ngàn 1 công thì mình sé lời được 1 triệu, nhưng rất khỏe là mình không có phun thuốc hóa học rât tốt cho sức khỏe cho người làm lúa
Để tăng giá trị cho lúa tím, ông Nhựt còn đầu tư cả hệ thống sấy và xay xát để bán gạo ra thị trường. Ngoài lúa tím, ông còn sản xuất thêm nếp cẩm, nếp thường và gạo ST 24. Với 5ha đất hiện tại, mỗi năm ông thu lãi hàng trăm triệu đồng./.
Chương trình Người đưa tin 24G phát sóng lúc 06h30 trên THVL1, thông kênh THVL2; 11h15 trên THVL1; 18h30 trên THVL2.