Mới đây, nhóm nhà đầu tư nước ngoài vào Huy Việt Nam bao gồm bao gồm ADV Partners, AIF Capital, F&H Fenghe, Fortress Investments, Gryphus Capital và Welkin Capital đã tiếp tục cung cấp những thông tin phản pháo lại câu chuyện "tố ngược" của ông Huy Nhật - nhà sáng lập chuỗi cửa hàng Món Huế, Phở ông Hùng… một thời.
Ông Huy Nhật chỉ đạo đóng hàng loạt cửa hàng Món Huế, Phở ông Hùng…, đồng thời chiếm giữ bất hợp pháp con dấu và tài khoản ngân hàng của công ty
"Câu chuyện mà ông Huy Nhật chia sẻ với giới báo chí cho rằng ông bị nhóm các nhà đầu tư "đá ra khỏi công ty" là không chính xác. Đây đơn giản chỉ là nỗ lực của ông Huy Nhật nhằm đánh lạc hướng công chúng khỏi hành vi lừa đảo ở quy mô lớn mà ông Huy Nhật đã gây ra đối với các nhà cung cấp, các nhân viên và các nhà đầu tư", nhóm nhà đầu tư cho biết.
Khi phát hiện ra hành vi lừa đảo nghiêm trọng và việc ông Huy Nhật và bà Ngô Thị Mỹ Hạnh chỉ đạo đóng cửa hàng loạt các cửa hàng khi không có sự chấp thuận cần thiết của các nhà đầu tư, nhóm các nhà đầu tư buộc phải nỗ lực giành lại quyền kiểm soát đối với các Công ty Món Huế và Huy Việt Nam theo quy định của pháp luật và các văn bản điều hành nội bộ của công ty.
Nhóm nhà đầu tư cho biết ông Huy Nhật vẫn đang giữ toàn bộ quyền kiểm soát đối với các hoạt động vận hành của công ty vì ông này vẫn đang chiếm giữ bất hợp pháp con dấu và các tài khoản ngân hàng của công ty. Không có con dấu của công ty, nhóm các nhà đầu tư không thể làm việc với các ngân hàng để có được quyền kiểm soát các tài khoản ngân hàng của công ty. Trong khi đó, ông Huy Nhật vẫn đang trốn tránh không liên lạc với nhóm các nhà đầu tư từ nhiều tháng nay.
"Người của ông Huy Nhật" trưng chứng từ Huy Việt Nam có hơn 80 triệu USD trong tài khoản ngân hàng, nhưng NĐT làm việc với ngân hàng mới biết số tiền trên không tồn tại
"Thực tế là các nhà đầu tư đã rót hơn 70 triệu USD vào công ty kể từ năm 2013 - 2017, và trong sao kê tài khoản ngân hàng, báo cáo tài chính do nhân sự của ông Huy Nhật cung cấp cho nhóm các nhà đầu tư trước tháng 7/2019 cho thấy Huy Việt Nam có hơn 80 triệu USD trong tài khoản ngân hàng".
Nhóm nhà đầu tư cũng khẳng định sự sụp đổ của công ty là do ông Huy Nhật và các cộng sự của ông đã có hành vi lừa đảo trên diện rộng, có hệ thống và có chủ ý. Các nhà đầu tư đã khẳng định điều này nhiều lần với công chúng và đã tiến hành các hành động pháp lý chống lại ông Huy Nhật và các cộng sự đối với các cáo buộc trên.
"Thực tế là các nhà đầu tư đã rót hơn 70 triệu USD vào công ty kể từ năm 2013 - 2017, và trong sao kê tài khoản ngân hàng, báo cáo tài chính do nhân sự của ông Huy Nhật cung cấp cho nhóm các nhà đầu tư trước tháng 7/2019 cho thấy Huy Việt Nam có hơn 80 triệu USD trong tài khoản ngân hàng".
"Tuy nhiên, khi nhóm các nhà đầu tư làm việc với ngân hàng để làm rõ thì mới biết rằng số tiền này không tồn tại. Điều này cùng với việc sụp đổ của công ty vào tháng 10/2019 cho thấy rõ dấu hiệu lừa đảo và chiếm dụng vốn của công ty", nhóm nhà đầu tư cho biết thêm.
Chúng tôi hoạt động theo đúng thông lệ quốc tế, không tham gia vào vận hành DN đầu tư, nhân sự cấp cao từ GĐ đến kế toán trưởng đều do Huy Nhật thuê
Bà Ngô Thị Mỹ Hạnh trong một buổi làm việc với các nhà cung cấp Món Huế. Ảnh cắt từ clip.
Theo thông lệ vận hành của các quỹ đầu tư trên toàn thế giới, nhóm các nhà đầu tư không tham gia vào hoạt động vận hành thường ngày của công ty. Quyết định đóng cửa chuỗi các cửa hàng do riêng ông Huy Nhật và các cộng sự của ông đưa ra mà không báo cáo hoặc nhận được sự chấp thuận của nhóm các nhà đầu tư.
"Nhóm các nhà đầu tư kịch liệt phản đối việc đóng cửa chuỗi các cửa hàng này vì nó gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho việc đầu tư, cũng như ảnh hưởng tới các nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng của công ty", đại diện nhóm nhà đầu tư khẳng định.
Các nhà đầu tư không chỉ định bất kỳ một vị trí quản lý nào và không có thẩm quyền chỉ định bất kỳ một vị trí quản lý nào trong các Công ty Huy Việt Nam và Món Huế
Người này cũng khẳng định ông Huy Nhật luôn nắm quyền kiểm soát công ty và thuê các nhân sự quản lý cấp cao, bao gồm bà Ngô Thị Mỹ Hạnh (Giám đốc Điều hành) và bà Nguyễn Thị Lan Phương (Kế toán trưởng), những người đã làm việc lâu năm cho Huy Nhật trong công ty trước khi các nhà đầu tư rót vốn vào công ty. Các nhà đầu tư không chỉ định bất kỳ một vị trí quản lý nào và không có thẩm quyền chỉ định bất kỳ một vị trí quản lý nào trong các Công ty Huy Việt Nam và Món Huế.
"Tất cả các báo cáo tài chính và số liệu chi tiết về hoạt động vận hành của công ty đều do nhân sự của ông Huy Nhật chuẩn bị và gửi cho Hội đồng Quản trị của công ty mẹ và các nhà đầu tư hàng tháng. Mục tiêu của nhóm các nhà đầu tư là lấy lại tiền và tài sản đã bị chiếm dụng bởi ông Huy Nhật, ngăn ngừa tình trạng mất việc làm và hỗ trợ các nhân viên và các nhà cung cấp tận tâm của công ty nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, ông Huy Nhật đã ngăn cản việc thực hiện các mục tiêu này, vì vậy nhóm các nhà đầu tư buộc phải thực hiện các hành động pháp lý chống lại ông này."
"Nếu ông Huy Nhật có thời gian gặp gỡ các phóng viên báo chí để chia sẻ những tuyên bố không có căn cứ về nhóm các nhà đầu tư và công ty, thì đáng ra ông Huy Nhật nên dành thời gian làm việc với các nhà cung cấp, các nhân viên và các nhà đầu tư", đại diện nhóm nhà đầu tư nêu ý kiến.
Theo Trí Thức Trẻ